0901866906-907 | support@viettinvaluation.com
Thẩm định giá Việt TínThẩm định giá Việt Tín
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Tiêu chí
    • Tầm nhìn
    • Sứ mệnh
    • Giá trị cốt lõi
    • Hồ sơ năng lực
      • Vietnamese
      • English
    • Mạng lưới Chi nhánh/ Văn phòng đại diện
    • Trách nhiệm xã hội
  • Dịch vụ
    • Thẩm định giá BĐS
    • Thẩm định giá ĐS
    • Thẩm định giá GTDN
    • Thẩm định giá DAĐT
    • iLearning-Đào tạo định giá online
    • Tra cứu bản đồ số
    • Dịch vụ tư vấn khác
  • Hướng dẫn
    • Quy trình Thẩm định giá
    • Quy trình thanh toán
    • Quy trình khiếu nại
    • Khảo sát khách hàng
  • Tin tức
    • Tin tức
    • Tuyển dụng
  • Liên hệ

Đánh giá nhanh tác động của Thông tư 02 và 03 ngày 23/4/2023 của NHNN

Viettin2023-04-25T11:39:44+07:00

Theo TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện ĐT&NC BIDV, Thông tư 02 và 03 là những quyết sách mạnh, được doanh nghiệp, người dân và TCTD kỳ vọng với một số tác động chính như: giúp ngăn gia tăng nợ xấu nội bảng, tăng khả năng tiếp cận vốn của DN, của bên vay, hỗ trợ thanh khoản, khó khăn của thị trường TPDN qua đó góp phần tháo gỡ khó khăn về dòng tiền, dòng vốn cho DN, người dân, duy trì SXKD, đầu tư, tiêu dùng, tạo dòng tiền mới…

TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV vừa có báo cáo    Đánh giá nhanh tác động của Thông tư 02 và 03 ngày 23/4/2023 của NHNN.

Theo nhóm tác giả, Thông tư 02 và Thông tư 03 được ban hành kịp thời ngay sau khi có chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết 50/NQ-CP ngày 8/4/2023 và Nghị quyết 59/NQ-CP ngày 23/4/2023.

Mục đích của 2 chính sách này là nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp về nợ cơ cấu lại và trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), qua đó góp phần hỗ trợ phục hồi, tiếp tục duy trì sản xuất kinh doanh, đầu tư, tiêu dùng, qua đó hỗ trợ phục hồi, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2023 và tiếp theo trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tác động tiêu cực đến người dân, DN, xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng và nền kinh tế.

Các chính sách cụ thể: Thông tư 02 cho phép các tổ chức tín dụng (TCTD) chủ động cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ với một số điều kiện cụ thể với thời hạn một năm kể từ ngày được cơ cấu lại nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn về tài chính, vốn hiện nay, trên cơ sở đánh giá thực trạng khách hàng, khả năng trả nợ, năng lực tài chính của TCTD, qua đó giúp bên vay vượt qua khó khăn, thách thức để tiếp tục SXKD, đầu tư và tiêu dùng …; việc này được thực hiện từ nay đến hết tháng 6/2023. Thông tư 03 cho phép nới một số điều kiện đầu tư, cho vay, mua lại TPDN với một số điều kiện cụ thể, thực hiện từ nay đến hết năm 2023; qua đó góp phần gia tăng thanh khoản, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển thị trường TPDN trong tình hình khó khăn hiện nay.

Đánh giá tác động sơ bộ:

Đối với doanh nghiệp, bên vay: Thông tư 02 giúp các doanh nghiệp, bên vay (gồm cả vay tiêu dùng) giảm áp lực tài chính, áp lực trả nợ và nợ xấu khi được cơ cấu lại và không phải chuyển nhóm nợ, đồng thời tiếp tục được tiếp cận vốn vay mới (do được giữ nguyên nhóm nợ), giúp doanh nghiệp, bên vay có nguồn vốn duy trì SXKD, đầu tư, tiêu dùng, qua đó góp phần phục hồi và phát triển KTXH năm 2023 và tiếp theo. Điều kiện áp dụng ở đây là doanh nghiệp, bên vay cần có đề nghị, có phương án trả nợ khả thi và làm ăn tuân thủ pháp luật.

Thông tư 03, hiệu lực từ nay đến hết ngày 31/12/2023, cho phép các TCTD được mua lại TPDN đã bán trước đó (mà không cần chờ sau 1 năm như qui định cũ). Điều khoản này sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp phát hành TPDN có dòng tiền để xử lý một phần lượng TPDN đáo hạn trong năm 2023 (tập trung vào Quý 2 và Quý 4), qua đó DN có thể dùng nguồn vốn đang có để duy trì SXKD, đầu tư, tiêu dùng, vượt qua khó khăn, góp phần phục hồi và phát triển KTXH. Điều kiện ở đây là: DN phải ở mức xếp hạng tín dụng nội bộ cao nhất của TCTD (tức là có hình hình tài chính và SXKD khá lành mạnh) và tùy thuộc vào đánh giá, khẩu vị rủi ro và năng lực tài chính của các TCTD. Như vậy, có thể thấy lượng TPDN được mua lại sẽ không nhiều . Đối với doanh nghiệp phát hành kém hơn, ở các nhóm xếp hạng dưới, sẽ phải tiếp tục triển khai các giải pháp như đã nêu trong Nghị định 08/NĐ-CP ngày 5/3/2023 và Nghị quyết 33/NQ-CP ngày 11/3/2023…v.v.

Đối với các TCTD: Thông tư 03 cho phép các TCTD cơ cấu lại nợ, không chuyển nhóm nợ đối với một số DN, bên vay với điều kiện và thời hạn nêu trên, qua đó góp phần giảm một phần áp lực nợ xấu và duy trì cho vay đối với DN, bên vay được cơ cấu lại. Đồng thời, nhằm đảm bảo đánh giá sát tình hình nợ và có nguồn lực xử lý nợ xấu (nếu xảy ra), các TCTD vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng bổ sung theo lộ trình (50% năm 2023 và đủ 100% đến hết năm 2024), có phần bớt áp lực trích lập DPRR. Tuy nhiên, như khi thực hiện các Thông tư về cơ cấu lại nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 giai đoạn 2020-2021, nhiều TCTD sẽ chủ động đánh giá nợ, trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro từ trước và hiện nay mức độ bao phủ nợ xấu của hệ thống TCTD khá tốt (125% nợ xấu). Dự báo mức độ tác động đến chất lượng tín dụng và lợi nhuận của các TCTD là không quá lớn, trong tầm kiểm soát . Hiện nay, các TCTD đang tích cực đánh giá phạm vi cơ cấu lại nợ sơ bộ để có phương án phù hợp. Điểm khác biệt lớn là lần này nợ cơ cấu lại bao gồm cả các khoản vay tiêu dùng, nên qui mô cơ cấu lại có thể lớn hơn giại đoạn dịch Covid-19.

Đối với an toàn hệ thống tài chính – tín dụng: có thể nói đây là những quyết sách mạnh, được doanh nghiệp, người dân và TCTD kỳ vọng với một số tác động chính như: giúp ngăn gia tăng nợ xấu nội bảng của các TCTD, tăng khả năng tiếp cận vốn của DN, của bên vay, hỗ trợ thanh khoản, khó khăn của thị trường TPDN trong năm 2023 và đến giữa năm 2024, qua đó góp phần tháo gỡ khó khăn về dòng tiền, dòng vốn cho DN, người dân, duy trì SXKD, đầu tư, tiêu dùng, tạo dòng tiền mới để trả nợ đáo hạn và mở rộng SXKD sau này. Tuy nhiên, cần lưu ý là, vì hai Thông tư chỉ có hiệu lực áp dụng đến hết năm 2023 (Thông tư 03) hay đến giữa năm 2024 (Thông tư 02), còn sau đó sẽ tùy thuộc khá nhiều vào khả năng phục hồi, duy trì và phát triển SXKD của DN, bên vay. Khi đó, sẽ phụ thuộc vào tình hình môi trường kinh doanh bên ngoài cũng như sự vận động, linh hoạt, thích ứng, SXKD hiệu quả của mỗi DN, bên vay được cơ cấu lại hay được mua lại TPDN…v.v. Bằng không, rủi ro nợ xấu có thể tăng lên sau đó, ảnh hưởng tiêu cực đến cả DN, bên vay và TCTD. Chính vì vậy, đòi hỏi các bên liên quan thiện chí, nỗ lực, quyết tâm thực hiện một số kiến nghị dưới đây.

Sáu kiến nghị:

Một là, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục quyết tâm, nghiêm túc thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 6/1/2023; các chỉ thị, nghị quyết, nghị định gần đây của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; cùng với việc tiếp tục bám sát tình hình; chủ động phân tích, dự báo diễn biến thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế để có kịch bản ứng phó phù hợp; tiếp tục bình ổn, lành mạnh hóa các thị trường (nhất là thị trường tài chính, bất động sản) nhằm củng cố niềm tin nhà đầu tư và người dân. Các trung tâm kinh tế như TP.HCM, Hà Nội…cần phát huy tốt hơn vai trò đầu tàu, lan tỏa và kết nối của mình.

Hai là, quyết tâm đẩy mạnh triển khai Chương trình phục hồi và giải ngân đầu tư công; tiếp tục chú trọng cơ cấu lại nền kinh tế nhằm thu hút và phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn, vừa hỗ trợ giải tỏa vốn ngân sách tồn đọng, nợ đọng giữa các DN với nhau, vừa góp phần phục hồi, thúc đẩy tăng trưởng năm 2023 và lâu dài.

B a là, nâng cao hơn nữa hiệu quả trong phối hợp chính sách (đặc biệt giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chính sách giá cả và các chính sách vĩ mô khác) nhằm đảm bảo thực hiện tốt các cân bằng: giữa kiểm soát lạm phát và tăng trưởng, giữa cân đối ngân sách và hỗ trợ doanh nghiệp, người dân. Chính sách tài khóa tiếp tục là chủ đạo, với cách tiếp cận là mở rộng có trọng tâm, trọng điểm, đúng chỗ, đúng lúc (nhất là các chính sách giãn, hoãn, giảm thuế, phí, tiền thuê đất, thuế VAT…) mới đảm bảo cùng trợ lực cho DN, người dân và giúp chính sách tiền tệ phát huy hiệu quả tốt hơn. Chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, nới lỏng phù hợp, vừa giảm lãi suất hỗ trợ phục hồi, tăng trưởng, vừa giữ lạm phát trong tầm kiểm soát.

Bốn là, NHNN và Bộ Tài chính cần theo dõi, đôn đốc, giám sát thực hiện và kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong quá trình triển khai, thực hiện.

Năm là, TCTD sớm có hướng dẫn nội bộ, chủ động đánh giá, theo dõi, trích lập DPRR, kiểm tra giám sát đảm bảo thực hiện đúng, giảm thiểu trục lợi, hướng dẫn và phối hợp truyền thông, triển khai thành công. Đồng thời, DN, bên vay cần nắm rõ phạm vi, đối tượng và điều kiện cơ cấu lại, điều kiện TPDN được mua lại, thiện chí phối hợp với các TCTD, các DN phát hành để hoàn thiện hồ sơ theo qui định.

Cuối cùng là , Bộ Tài chính cần sớm có điều chỉnh điều kiện phát hành TPDN ra công chúng phù hợp hơn, phê duyệt nhanh hơn, nhằm khuyến khích các DN phát hành ra kênh này nhiều hơn, cùng với việc hoàn thiện chính sách phát triển thị trường TPDN lành mạnh, an toàn, hiệu quả, giảm áp lực vốn trung dài hạn đối với hệ thống ngân hàng.

 

H. Kim (Ghi theo báo cáo của Nhóm tác giả)

Nguồn: https://markettimes.vn/danh-gia-nhanh-tac-dong-cua-thong-tu-02-va-03-ngay-23-4-2023-cua-nhnn-25960.html

 

Chia sẻ

FacebookTwitterLinkedInGoogle +Email

Bài liên quan

BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2022

FILE BÁO CÁO

Doanh nghiệp bất động sản và nỗi lo cho nền kinh tế

(TBKTSG) – Kêu cứu Chính phủ, hủy bỏ cam kết trả lãi cho khách hàng, bán lại dự án cho nhà đầu tư nước ngoài, quá hạn thời gian [...]

VIỆT TÍN TRỞ THÀNH ĐỐI TÁC CỦA VAMC

M&A dự án bất động sản trong mùa dịch

Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đánh giá dịch bệnh là cơ hội để những công ty có tiềm lực tài chính gom dự án với giá hợp lý, mở [...]

Điều gì sẽ xảy ra với thị trường bất động sản nếu giá tiếp tục tăng nhưng không có người mua?

Thị trường bất động sản sẽ biến động như thế nào nếu như giá đất không có dấu hiệu dừng lại nhưng thanh khoản lại co hẹp. Kịch bản [...]

Thị trường bất động sản và những điểm sáng đáng chờ đợi năm 2020

Năm 2019 nổi bật với diễn biến khó lường của hoạt động lừa đảo đất nền Alibaba và mô hình nghỉ dưỡng condotel. Theo đó, giới đầu tư nhận [...]

Xuất hiện nhiều lực đẩy mới, địa ốc 2021 bước vào chu kỳ tăng cao

“Dòng vốn ngoại đổ vào Việt Nam tăng mạnh đồng nghĩa giá nhà có thể sẽ nóng lên thời gian tới. Bởi vậy, ngay từ bây giờ mua nhà [...]

Ngân hàng Nhà nước hạ mạnh một loạt lãi suất điều hành, áp dụng từ 17/3

Lãi suất tái cấp vốn giảm từ 6% xuống 5%; lãi suất OMO giảm từ 4% xuống 3,5%; trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng đến dưới [...]

Thừa tiền – dấu hiệu của tăng trưởng yếu

(TBKTSG) – Thanh khoản liên ngân hàng quá dư thừa và lãi suất giảm thấp kỷ lục trong tuần qua cho thấy nguồn vốn đang “ứ đọng” và đầu [...]

Ngân hàng ồ ạt bán nợ bất động sản

(TBKTSG Online) – Thị trường bất động sản đang ở cuối chu kỳ tăng trưởng đã gây áp lực lớn lên các chủ đầu tư sử dụng đòn bẩy [...]

Bài viết mới

  • Bảo đảm an toàn giao dịch về bất động sản: các mô hình tiêu biểu và khuyến nghị về sự lựa chọn của Việt Nam
  • BẮT BUỘC GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN QUA SÀN LÀ CƠ SỞ XÁC ĐỊNH GIÁ ĐẤT
  • Singapore: Quốc gia duy nhất toàn dân có nhà ở
  • Đánh giá nhanh tác động của Thông tư 02 và 03 ngày 23/4/2023 của NHNN
  • 4 quy định mới về cấp sổ hồng từ 20-5

Phản hồi gần đây

    Lưu trữ

    • Tháng Bảy 2023
    • Tháng Sáu 2023
    • Tháng Năm 2023
    • Tháng Tư 2023
    • Tháng Hai 2023
    • Tháng Một 2023
    • Tháng Mười Hai 2022
    • Tháng Mười Một 2022
    • Tháng Mười 2022
    • Tháng Chín 2022
    • Tháng Tám 2022
    • Tháng Bảy 2022
    • Tháng Năm 2022
    • Tháng Tư 2022
    • Tháng Ba 2022
    • Tháng Hai 2022
    • Tháng Một 2022
    • Tháng Mười Hai 2021
    • Tháng Sáu 2021
    • Tháng Năm 2021
    • Tháng Tư 2021
    • Tháng Ba 2021
    • Tháng Hai 2021
    • Tháng Một 2021
    • Tháng Mười Hai 2020
    • Tháng Mười Một 2020
    • Tháng Mười 2020
    • Tháng Chín 2020
    • Tháng Tám 2020
    • Tháng Bảy 2020
    • Tháng Sáu 2020
    • Tháng Năm 2020
    • Tháng Tư 2020
    • Tháng Ba 2020
    • Tháng Hai 2020

    Chuyên mục

    • Tin tức

    Meta

    • Đăng nhập
    • RSS bài viết
    • RSS bình luận
    • WordPress.org

    LIÊN HỆ

    •  Tòa nhà TSA, tầng 5, số 43 Nguyễn Sơn Hà, P5, Q3, TP.HCM
    • Điện thoại: 0901 866 906-907
    • Hoặc: 0901 866 909 – 0983 454 769 (hotline)
    • Mail: support@viettinvaluation.com

     

    DỊCH VỤ

    • Thẩm định giá BĐS
    • Thẩm định giá ĐS
    • Thẩm định giá GTDN
    • Thẩm định giá DAĐT
    • Tra cứu bản đồ số
    • iLearning-Đào tạo định giá online
    • Dịch vụ tư vấn khác

    HƯỚNG DẪN

    • Quy trình Thẩm định giá
    • Quy trình thanh toán
    • Quy trình khiếu nại
    • Khảo sát khách hàng
    © Copyright viettinvaluation.com 2016. All Rights Reserved.
    • Trang chủ
    • Giới thiệu
      • Tiêu chí
      • Tầm nhìn
      • Sứ mệnh
      • Giá trị cốt lõi
      • Hồ sơ năng lực
        • Vietnamese
        • English
      • Mạng lưới Chi nhánh/ Văn phòng đại diện
      • Trách nhiệm xã hội
    • Dịch vụ
      • Thẩm định giá BĐS
      • Thẩm định giá ĐS
      • Thẩm định giá GTDN
      • Thẩm định giá DAĐT
      • iLearning-Đào tạo định giá online
      • Tra cứu bản đồ số
      • Dịch vụ tư vấn khác
    • Hướng dẫn
      • Quy trình Thẩm định giá
      • Quy trình thanh toán
      • Quy trình khiếu nại
      • Khảo sát khách hàng
    • Tin tức
      • Tin tức
      • Tuyển dụng
    • Liên hệ