02862753541-42-43 | support@viettinvaluation.com
Thẩm định giá Việt TínThẩm định giá Việt Tín
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Tiêu chí
    • Tầm nhìn
    • Sứ mệnh
    • Giá trị cốt lõi
    • Hồ sơ năng lực
      • Vietnamese
      • English
      • Korean
      • Chinese
    • Mạng lưới Chi nhánh/ Văn phòng đại diện
    • Đội ngũ nhân sự chủ chốt
  • Dịch vụ
    • Thẩm định giá BĐS
    • Thẩm định giá ĐS
    • Thẩm định giá GTDN
    • Thẩm định giá DAĐT
    • Định giá tự động
    • iLearning-Đào tạo định giá online
    • Kho dữ liệu Bất động sản
    • Dịch vụ tư vấn khác
  • Hướng dẫn
    • Quy trình Thẩm định giá
    • Quy trình thanh toán
    • Quy trình khiếu nại
  • Tin tức
  • Liên hệ

Giá vốn – Bài toán sống còn của nhà băng

Viettin2020-04-13T08:43:19+07:00

Dù lãi vay giảm sâu, song ngân hàng không dám mạnh tay giảm lãi tiền gửi vì thực tế huy động vốn cũng tăng rất chậm. Nếu bài toán giá vốn không được giải quyết, ngân hàng sẽ đứng trước nguy cơ giảm biên lợi nhuận (NIM), giảm sức khỏe tài chính.

Lãi suất diễn biến “lạ”

Tín dụng tăng chậm khiến nhiều người cho rằng, ngân hàng đang “ế” vốn. Thực tế không hẳn vậy. “Thông thường, khi thanh khoản dư thừa, các ngân hàng ồ ạt đẩy lên thị trường liên ngân hàng, lãi suất cho vay qua đêm chỉ khoảng 2-2,5%/năm. Hiện tại, lãi vay trên thị trường liên ngân hàng vẫn gần 3,3%/năm, chứng tỏ thanh khoản không quá dư thừa”, tổng giám đốc một ngân hàng TMCP cho biết.

Theo các ngân hàng thương mại, thị trường đang có một số dấu hiệu “lạ”, chứng tỏ ngân hàng không quá thừa tiền. Cụ thể, lãi suất liên ngân hàng không hạ sâu. Trên thị trường liên ngân hàng, các giao dịch tập trung chủ yếu ở kỳ hạn qua đêm, chứng tỏ các ngân hàng đang bị “hụt” nguồn tiền gửi không kỳ hạn. Ngoài ra, lãi suất cho vay giảm mạnh, nhưng lãi suất huy động lại giảm rất chậm, thậm chí từ đầu tháng 4/2020, một số ngân hàng còn tăng lãi suất huy động 0,2%.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, cuối tháng 3/2020, tín dụng tăng gần 0,7% (cùng kỳ tăng 1,9%), song huy động vốn tăng chậm hơn, chỉ khoảng 0,5% (cùng kỳ tăng 2,2%). Huy động vốn tăng chậm hơn cả tín dụng là điều khá bất ngờ.

Huy động vốn tăng chậm không phải do tiền chảy qua các kênh đầu tư khác như vàng, chứng khoán, bất động sản…, mà là do người dân gia tăng tâm lý phòng thủ. Hơn nữa, dịch bệnh kéo dài từ đầu năm đến nay khiến thu nhập và doanh thu của cá nhân, doanh nghiệp sụt giảm, buộc họ phải rút tiền tiết kiệm để chi tiêu.

“Dư địa giảm thêm lãi suất huy động là có, song không nhiều, mức giảm thêm chỉ khoảng 0,25% trong năm nay. Để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế, cùng với chính sách tiền tệ, cần triển khai nhanh các chính sách tài khóa”

TS. Nguyễn Đức Độ, Phó viện trưởng Viện Kinh tế tài chính (Học viện Tài chính)

Tuần qua, khi một số ngân hàng nâng nhẹ lãi suất tiền gửi, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ngay lập tức bơm tiền ra qua thị trường mở OMO để hỗ trợ, Big4 ngân hàng quốc doanh cũng tiên phong hạ lãi suất huy động để định hướng thị trường.

Mặc dù vậy, với tình trạng huy động vốn dân cư tăng chậm như hiện nay, liệu ngân hàng có đủ “lực” để kéo tiếp mặt bằng lãi suất giảm xuống, nhằm hỗ trợ nền kinh tế?

“Bóng lãi suất” vẫn trong chân NHNN

Dù một số người dân, doanh nghiệp phải rút tiền tiết kiệm để trang trải trong mùa dịch, song theo các chuyên gia, hiện tượng này không phổ biến và không phải do lãi suất thấp. Việc NHNN bơm tiền dè dặt qua kênh OMO cho thấy, cơ quan điều hành nhận định, thị trường vẫn vận động bình thường.

Thực tế, nhiều ngân hàng thời gian qua có tăng nhẹ lãi suất, nhưng tập trung ở ngân hàng nhỏ, đang tái cơ cấu. Các ngân hàng tầm trung tăng lãi suất tiền gửi trực tuyến, nhưng mức tăng cũng không lớn.

Các chuyên gia phân tích đều nhận định, xu hướng lãi suất huy động thời gian tới không thể tăng mà chỉ có giảm xuống. Cụ thể, nhóm nghiên cứu của Công ty Chứng khoán BVSC cho rằng, nếu diễn biến dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát, tín dụng giảm, lãi suất huy động sẽ còn giảm nhẹ để ngân hàng có điều kiện hỗ trợ việc giảm lãi vay cho doanh nghiệp.

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng cho rằng: “Lãi suất huy động sẽ giảm, mức giảm phụ thuộc vào lạm phát và cầu tín dụng. Nếu lạm phát ở mức 3-4% trong năm nay, cầu tín dụng thấp, lãi suất huy động có thể giảm thêm 0,5% từ nay đến cuối năm”.

Trong điều kiện các ngân hàng thương mại không quá dư giả vốn, việc giảm thêm lãi suất huy động đòi hỏi trợ lực của NHNN. Theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, với mức cắt giảm lãi suất điều hành tháng 3/2020, NHNN còn để lại dư địa để có thể tiếp tục cắt giảm thêm lãi suất, nếu cần. Song mức cắt giảm sẽ không lớn vì lạm phát đang khá cao.

Phân tích 6 công cụ điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, nhiều chuyên gia tin rằng, NHNN còn nhiều dư địa để giúp nhà băng giảm thêm lãi suất đầu vào. Ví dụ, NHNN có thể hạ một loạt lãi suất điều hành (tái cấp vốn, tái chiết khẩu), có thể bơm vốn qua thị trường OMO, tăng hạn mức tin dụng, thậm chí sử dụng dự trữ bắt buộc. Hơn nữa, từ đầu năm đến nay, NHNN chưa phải sử dụng dự trữ ngoại hối để can thiệp tỷ giá, đây cũng là dư địa để nhà điều hành vừa ổn định tỷ giá, vừa hạ mặt bằng lãi suất.

Trước đó, ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) khẳng định, NHNN giảm các lãi suất điều hành thể hiện sự sẵn sàng hỗ trợ các tổ chức tín dụng khi cần tiếp vốn.

Trong bối cảnh hiện nay, người gửi tiền cũng phải hy sinh một phần lợi ích để hỗ trợ nền kinh tế. Về phía ngân hàng thương mại, việc giảm lãi suất huy động không chỉ là tiền để cứu doanh nghiệp, mà còn là bài học sống còn để cứu mình. Khi các kênh đầu tư đều rủi ro, khó có chuyện tiền gửi sẽ chảy sang kênh khác, nếu lãi suất huy động giảm nhẹ.

Theo Hà Tâm/baodautu.vn

Chia sẻ

FacebookTwitterLinkedInGoogle +Email

Bài liên quan

Những nội dung chính tại Nghị định của Chính phủ về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất

  Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính đã nghiên cứu, xây dựng Dự thảo Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất [...]

Ngân hàng có nguy cơ bị chiếm đoạt tài sản vì nhận thế chấp ô tô sát xi

Cơ quan công an cảnh báo, một số đối tượng lợi dụng kẽ hở trong quy trình cho vay, thế chấp bằng ô tô sát xi để chiếm đoạt [...]

Cách tra cứu xem sổ đỏ đã giải chấp ở ngân hàng chưa?

Trường hợp này xảy ra khi chủ sử dụng đất cố tình giấu diếm chuyện nhà đất đang bị thế chấp ngân hàng nhưng phía đối tác không biết. [...]

Covid-19 và Thông tư 18, hai ‘tảng đá’ đè bẹp tín dụng tiêu dùng

(TBKTSG Online) – Người lao động mất việc, bị nợ lương vì dịch bệnh sẽ gián tiếp ảnh hưởng tới thị trường tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam [...]

Người dân được phép xây dựng trên đất quy hoạch treo từ năm 2021

Quy hoạch treo, dự án treo là một trong những vấn đề tồn tại bởi nhiều nguyên nhân trong nhiều năm và mang đến những hậu quả vô cùng lớn, [...]

Nội dung cơ bản kiểm toán báo cáo tài chính theo luật định tại Việt Nam

Có nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính trong doanh nghiệp, tuy nhiên, có thể hiểu kiểm toán báo cáo tài chính [...]

Doanh nghiệp bất động sản đẩy mạnh phát hành trái phiếu

Tổng lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong tháng Một tại nhóm các doanh nghiệp bất động sản phát hành 7.364 tỷ đồng, tương đương 55% tổng lượng [...]

Giải pháp cho chính sách nhân sự thời dịch bệnh

(TBKTSG) – Dịch Covid-19 hiện đang làm cho nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nặng nề, hầu hết chính phủ các nước đều phải công bố các gói [...]

Nợ xấu ngân hàng nhích tăng

Kết thúc quý I/2020, lợi nhuận của nhiều ngân hàng chưa chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, song nợ xấu có chiều hướng tăng, bao gồm cả nợ [...]

Thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng – Ngân hàng không thể “đơn thương độc mã”

Tiết kiệm được thời gian, chi phí xã hội, giảm tình trạng quá tải tại bệnh viện là những cái lợi trước tiên nếu thanh toán viện phí qua [...]

LIÊN HỆ

  •  388 Nguyễn Chí Thanh, P5, Q10, TPHCM
  • Điện thoại: 02862753541-42-43
  • Hoặc: 0901 866 909 (hotline)
  • Mail: support@viettinvaluation.com

 

DỊCH VỤ

  • Thẩm định giá BĐS
  • Thẩm định giá ĐS
  • Thẩm định giá GTDN
  • Thẩm định giá DAĐT
  • Định giá tự động
  • Kho dữ liệu Bất động sản
  • iLearning-Đào tạo định giá online
  • Dịch vụ tư vấn khác

HƯỚNG DẪN

  • Quy trình Thẩm định giá
  • Quy trình thanh toán
  • Quy trình khiếu nại
© Copyright viettinvaluation.com 2016. All Rights Reserved. Thiết kế web bởi MyPage.
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Tiêu chí
    • Tầm nhìn
    • Sứ mệnh
    • Giá trị cốt lõi
    • Hồ sơ năng lực
      • Vietnamese
      • English
      • Korean
      • Chinese
    • Mạng lưới Chi nhánh/ Văn phòng đại diện
    • Đội ngũ nhân sự chủ chốt
  • Dịch vụ
    • Thẩm định giá BĐS
    • Thẩm định giá ĐS
    • Thẩm định giá GTDN
    • Thẩm định giá DAĐT
    • Định giá tự động
    • iLearning-Đào tạo định giá online
    • Kho dữ liệu Bất động sản
    • Dịch vụ tư vấn khác
  • Hướng dẫn
    • Quy trình Thẩm định giá
    • Quy trình thanh toán
    • Quy trình khiếu nại
  • Tin tức
  • Liên hệ