02862753541-42-43 | support@viettinvaluation.com
Thẩm định giá Việt TínThẩm định giá Việt Tín
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Tiêu chí
    • Tầm nhìn
    • Sứ mệnh
    • Giá trị cốt lõi
    • Hồ sơ năng lực
      • Vietnamese
      • English
      • Korean
      • Chinese
    • Mạng lưới Chi nhánh/ Văn phòng đại diện
    • Đội ngũ nhân sự chủ chốt
  • Dịch vụ
    • Thẩm định giá BĐS
    • Thẩm định giá ĐS
    • Thẩm định giá GTDN
    • Thẩm định giá DAĐT
    • Định giá tự động
    • iLearning-Đào tạo định giá online
    • Kho dữ liệu Bất động sản
    • Dịch vụ tư vấn khác
  • Hướng dẫn
    • Quy trình Thẩm định giá
    • Quy trình thanh toán
    • Quy trình khiếu nại
  • Tin tức
    • Tin tức
    • Tuyển dụng
  • Liên hệ

Kỳ vọng đẩy tín dụng cuối năm thêm khó vì đợt Covid mới

Viettin2020-12-03T09:13:39+07:00

(TBKTSG Online) – Trong bối cảnh lãi suất tiếp tục giảm, tín dụng tăng tốc tốt hơn và các chỉ báo kinh tế tiếp tục phục hồi, nền kinh tế thêm lần nữa đối mặt với thách thức mới về việc kiểm soát các ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng mới đây tại TPHCM.

Hình minh họa: TTXVN.

Lãi suất tiếp tục điều chỉnh giảm

Báo cáo về thị trường tiền tệ cuối tháng 11 của Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho biết lãi suất huy động tiếp tục duy trì xu hướng giảm trong tháng vừa qua. Theo đó, lãi suất trung bình 6 tháng và 12 tháng của toàn ngành Ngân hàng hiện đang ở mức 5,046 và 5,99%, đều thấp hơn so với tháng trước đó.

Khảo sát cho thấy tại Vietcombank, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng vẫn còn giữ ở mức 3,1%/năm, lãi suất kỳ hạn 6 tháng giảm nhẹ về mức 4%/năm, tuy nhiên, lãi suất kỳ hạn 12 tháng lại tăng lên mức 5,8%/năm.

Tại Techcombank, theo biểu lãi suất được áp dụng từ ngày 24-11, lãi suất tiết kiệm tại quầy kỳ hạn 1 tháng về mức 2,45%, giảm 0,1 điểm phần trăm so với mức trước đó, còn lãi suất kỳ hạn 6 tháng giảm mạnh từ 4,4% về còn 4%/năm.

Tại Ngân hàng ACB, biểu lãi suất có hiệu lực từ đầu tháng 11 cho thấy lãi suất tiền gửi trực tuyến kỳ hạn 1 tháng ở mức 3,6%/năm (khoản tiền dưới 200 triệu đồng), trong khi kỳ hạn 6 tháng là 5,3%/năm, có điều chỉnh tăng nhẹ so với lần điều chỉnh hồi tháng 10.

Thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy mặt bằng lãi suất tiền gửi tiếp tục có xu hướng đi xuống so với cuối năm 2019. Hiện lãi suất huy động tiền đồng phổ biến ở mức 3,3-3,9%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; khoảng 4,2-6%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 5,8%-6,9%/năm.

Vào đầu tháng 10, NHNN đã điều chỉnh lãi suất điều hành lần thứ ba trong năm, trong đó tiếp tục giảm trần lãi suất. Hai lần điều chỉnh trước đó là vào tháng 3 và tháng 5, lần lượt giảm 0,5 điểm phần trăm các loại lãi suất điều hành. Sau lần điều chỉnh này, lãi suất tiền gửi ở nhiều ngân hàng tiếp tục đi xuống, thấp hơn mức trần giới hạn 4%/năm, thậm chí có ngân hàng trả lãi chưa tới 3%/năm cho khoản tiền gửi ngắn hạn 1-2 tháng.

Theo dự báo của BVSC, trong bối cảnh lạm phát chưa gây áp lực, chính sách tiền tệ sẽ vẫn được NHNN duy trì trạng thái nới lỏng. Tuy nhiên, mặt bằng lãi suất huy động trong tháng 12 nhiều khả năng khó giảm thêm khi tín dụng có khả năng tăng mạnh trong tháng cuối năm.

Nguồn: Fiinpro, BVSC.

Tín dụng cuối năm liệu có phục hồi?

Thông tin tại một hội thảo mới đây, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết tính đến ngày 17-11, dư nợ nền kinh tế tăng trưởng khoảng 7,26% so với cuối năm 2019 (cùng kỳ tăng 10,28%). Con số này vẫn còn khá xa so với mục tiêu tăng trưởng 9-10% trong cả năm 2020.

Tuy nhiên, Công ty chứng khoán KB (KBSV) đánh giá chỉ riêng nửa đầu tháng 11, tín dụng đã tăng 1% so với cuối tháng 10, phản ánh đúng diễn biến phục hồi của nền kinh tế khi các chỉ số khác như chỉ số sản xuất, doanh thu bán lẻ tăng trở lại trong bối cảnh dịch Covid-19 được kiểm soát tốt. “Sau lần hạ lãi suất gần đây của NHNN trong tháng 10 vừa qua, các hiệu ứng tích cực đã xuất hiện như tăng trưởng tín dụng có sự cải thiện đáng kể”, báo cáo của KBSV đánh giá.

Trong báo cáo thống kê 13 ngân hàng niêm yết của SSI, tổng tín dụng tăng thêm trong quí 3 cuối quí tăng 2,9% so với quí trước và 7,5% so với đầu năm. Trong đó, nhóm ngân hàng thương mại quốc doanh tăng 3,4% so với đầu năm, trong khi nhóm ngân hàng tư nhân lên tới 12,9% so với đầu năm. Đóng góp chủ yếu là từ hoạt động cho vay doanh nghiệp, trái phiếu và cả cho vay bán lẻ.

Đáng chú ý là trong quí 3, Ngân hàng Nhà nước đã nới hạn mức tăng trưởng tín dụng đối với nhiều ngân hàng thương mại, mức cao nhất nằm ở nhóm Techcombank, TPBank và VIB. “Ngân hàng Nhà nước có thể có thêm một đợt tăng hạn mức tín dụng cho một số ngân hàng vào quí 4-2020”, báo cáo của SSI cho biết.

Tuy nhiên, nền kinh tế đang gặp thách thức mới khi TPHCM, thị trường chiếm đến gần 25% GDP cả nước, có thêm các ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng vào cuối tháng 11 vừa qua. Việc kiểm soát dịch bệnh cũng đồng thời sẽ là thách thức lớn cho các hoạt động kinh tế, bao gồm cả sản xuất và bán lẻ vốn chuẩn bị cho mùa mùa sắm cuối năm và dịp Tết nguyên đán sắp tới.

Theo báo cáo xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng (TCTD) quí 4-2020 của Vụ Dự báo-Thống kê (thuộc Ngân hàng Nhà nước), các tổ chức tín dụng tiếp tục kỳ vọng mặt bằng lãi suất huy động – cho vay tiếp tục giảm trong quí 4 này và cả năm 2020. Theo đó, mặt bằng lãi suất thị trường được kỳ vọng bình quân chung toàn hệ thống giảm 0,1 điểm phần trăm trong quí 4-2020.Bên cạnh kỳ vọng giảm lãi suất huy động, có hơn 50% tổ chức tín dụng cũng kỳ vọng nhu cầu vay vốn của khách hàng sẽ tăng trở lại, dù vẫn thấp hơn con số 59,2% theo khảo sát trong quí trước. Cụ thể, dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng được các TCTD kỳ vọng tăng 4,7% trong Quí 4-2020 và tăng 11,4% trong năm 2020.
Theo Dũng Nguyễn/ thời báo kinh tế Sài Gòn

Chia sẻ

FacebookTwitterLinkedInGoogle +Email

Bài liên quan

Duy trì và phát huy thái độ hoài nghi nghề nghiệp đối với kiểm toán viên

ThS. Đặng Thị Mây – Trường Đại học Kinh tế-Kỹ thuật Công nghiệp Hoài nghi nghề nghiệp là một trong tiêu chí hàng đầu trong hoạt động nghề nghiệp của [...]

Giải pháp cho chính sách nhân sự thời dịch bệnh

(TBKTSG) – Dịch Covid-19 hiện đang làm cho nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nặng nề, hầu hết chính phủ các nước đều phải công bố các gói [...]

M&A dự án bất động sản trong mùa dịch

Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đánh giá dịch bệnh là cơ hội để những công ty có tiềm lực tài chính gom dự án với giá hợp lý, mở [...]

Tìm thuốc đề kháng Covid-19 cho nền kinh tế

(TBKTSG) – Đã có hai đánh giá chính thức về tác động của dịch bệnh Covid-19 đến kinh tế Việt Nam, của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và [...]

Thị trường căn hộ TP. Hồ Chí Minh sẽ thiết lập mặt bằng giá mới

Các chuyên gia nhận định tại TP. Hồ Chí Minh mặt bằng giá mới sẽ được thiết lập, nhà cao cấp hạng sang tiếp tục tăng trưởng mạnh và [...]

Suy giảm dân số và sự đảo chiều kinh tế vĩ đại

Nguồn: George Friedman, “Population Decline and the Great Economic Reversal”, Stratfor, 17/02/2015. Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng Những tuần vừa qua, chúng ta tập trung sự chú ý vào các [...]

Bất động sản công nghiệp Việt mất tính cạnh tranh nếu cung không sẵn sàng

(TBKTSG Online) – Trong khi hoạt động kinh doanh của các phân khúc bất động sản khác gần như tê liệt hoặc bị tổn thất vì đại dịch Covid-19, [...]

18 ngân hàng “sạch” nợ xấu tại VAMC

Cho đến thời điểm hiện tại đã có 18 ngân hàng hoàn thành tất toán nợ xấu tại VAMC. Đây là những nỗ lực đáng ghi nhận của hệ [...]

Bán nhà thời Covid-19: Cái khó ló cái khôn

Áp dụng công nghệ bán hàng trực tuyến, giảm giá, kéo dài thời gian thanh toán… là những giải pháp mà doanh nghiệp bất động sản TP. Hồ Chí [...]

Kinh doanh bất động sản sắp được “gỡ khó” sau ngày 1/1/2021

Luật Đầu tư sửa đổi có hiệu lực ngày 1/1/2021, sẽ tháo gỡ ách tắc về thủ tục đầu tư xây dựng đối với các dự án đầu tư [...]

Bài viết mới

  • Siết chặt vốn nhưng phải tránh “sốc” cho thị trường bất động sản
  • Kinh tế số: công nghệ số và hơn thế nữa
  • Điều gì sẽ xảy ra với thị trường bất động sản nếu giá tiếp tục tăng nhưng không có người mua?
  • Tiền vùi vào đất
  • Đòn hiểm đang bóp nghẹt ngành bất động sản

Phản hồi gần đây

    Lưu trữ

    • Tháng Năm 2022
    • Tháng Tư 2022
    • Tháng Ba 2022
    • Tháng Hai 2022
    • Tháng Một 2022
    • Tháng Mười Hai 2021
    • Tháng Sáu 2021
    • Tháng Năm 2021
    • Tháng Tư 2021
    • Tháng Ba 2021
    • Tháng Hai 2021
    • Tháng Một 2021
    • Tháng Mười Hai 2020
    • Tháng Mười Một 2020
    • Tháng Mười 2020
    • Tháng Chín 2020
    • Tháng Tám 2020
    • Tháng Bảy 2020
    • Tháng Sáu 2020
    • Tháng Năm 2020
    • Tháng Tư 2020
    • Tháng Ba 2020
    • Tháng Hai 2020

    Chuyên mục

    • Tin tức

    Meta

    • Đăng nhập
    • RSS bài viết
    • RSS bình luận
    • WordPress.org

    LIÊN HỆ

    •  388 Nguyễn Chí Thanh, P5, Q10, TPHCM
    • Điện thoại: 02862753541-42-43
    • Hoặc: 0901 866 909 (hotline)
    • Mail: support@viettinvaluation.com

     

    DỊCH VỤ

    • Thẩm định giá BĐS
    • Thẩm định giá ĐS
    • Thẩm định giá GTDN
    • Thẩm định giá DAĐT
    • Định giá tự động
    • Kho dữ liệu Bất động sản
    • iLearning-Đào tạo định giá online
    • Dịch vụ tư vấn khác

    HƯỚNG DẪN

    • Quy trình Thẩm định giá
    • Quy trình thanh toán
    • Quy trình khiếu nại
    © Copyright viettinvaluation.com 2016. All Rights Reserved.
    • Trang chủ
    • Giới thiệu
      • Tiêu chí
      • Tầm nhìn
      • Sứ mệnh
      • Giá trị cốt lõi
      • Hồ sơ năng lực
        • Vietnamese
        • English
        • Korean
        • Chinese
      • Mạng lưới Chi nhánh/ Văn phòng đại diện
      • Đội ngũ nhân sự chủ chốt
    • Dịch vụ
      • Thẩm định giá BĐS
      • Thẩm định giá ĐS
      • Thẩm định giá GTDN
      • Thẩm định giá DAĐT
      • Định giá tự động
      • iLearning-Đào tạo định giá online
      • Kho dữ liệu Bất động sản
      • Dịch vụ tư vấn khác
    • Hướng dẫn
      • Quy trình Thẩm định giá
      • Quy trình thanh toán
      • Quy trình khiếu nại
    • Tin tức
      • Tin tức
      • Tuyển dụng
    • Liên hệ