02862753541-42-43 | support@viettinvaluation.com
Thẩm định giá Việt TínThẩm định giá Việt Tín
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Tiêu chí
    • Tầm nhìn
    • Sứ mệnh
    • Giá trị cốt lõi
    • Hồ sơ năng lực
      • Vietnamese
      • English
      • Korean
      • Chinese
    • Mạng lưới Chi nhánh/ Văn phòng đại diện
    • Đội ngũ nhân sự chủ chốt
  • Dịch vụ
    • Thẩm định giá BĐS
    • Thẩm định giá ĐS
    • Thẩm định giá GTDN
    • Thẩm định giá DAĐT
    • Định giá tự động
    • iLearning-Đào tạo định giá online
    • Kho dữ liệu Bất động sản
    • Dịch vụ tư vấn khác
  • Hướng dẫn
    • Quy trình Thẩm định giá
    • Quy trình thanh toán
    • Quy trình khiếu nại
  • Tin tức
    • Tin tức
    • Tuyển dụng
  • Liên hệ

Ngân hàng bật tín hiệu không tái cơ cấu nợ cho các dự án BOT

Viettin2020-05-22T08:24:32+07:00

(TBKTSG Online) – Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) báo cáo Chính phủ về việc có 58/60 dự án thuộc bộ này ký hợp đồng đã đi vào khai thác bị thiếu hụt doanh thu. Trong khi con số này của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là 49 dự án.

Các dự án BOT, BT không được tăng phí theo lộ trình nên gánh nặng vay vốn đến hạn chưa trả đè nặng và các ngân hàng chưa có quyết định nào về việc tái cơ cấu nợ. Ảnh: TL

“Hiện nay, có khoảng 49 dự án BOT giao thông đã hoàn thành, đi vào khai thác có doanh thu không đạt như phương án tài chính ban đầu, với dư nợ khoảng 64.676 tỉ đồng có nguy cơ phải cơ cấu nợ, chuyển nhóm nợ, tăng trích lập dự phòng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và việc thực hiện Đề án tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng”, Báo cáo với Quốc hội về các giải pháp  trả lời chất vấn sau kỳ họp thứ 8 đến kỳ họp Quốc hội thứ 9 của Ngân hàng nhà nước (NHNN) cho biết.

Như vậy, số dự án không đạt doanh thu như phương án tài chính ban đầu của NHNN ít hơn 9 dự án so với số liệu gần nhất Bộ GTVT báo cáo Chính phủ đề nghị các phương án giải cứu doanh thu cho các chủ đầu tư BOT do chưa được tăng phí đúng thời hạn từ mấy năm nay.

Thông tin từ NHNN cho biết thêm là bình quân giai đoạn 2016-2019, dư nợ lĩnh vực BOT, BT giao thông được liệt vào danh sách “các lĩnh vực rủi ro” tăng 10,82%, chiếm 1,51%.

Tốc độ tăng giảm mạnh qua các năm và tỷ trọng cũng có xu hướng giảm. Đến cuối tháng 3-2020, dư nợ lĩnh vực này tăng 1,27%, chiếm 1,35% tổng dư nợ.

Tuy nhiên, NHNN không có ý định chỉ đạo giữ nguyên nhóm nợ, tái cơ cấu nợ cho các chủ đầu tư BOT, BT như đề xuất của Bộ GTVT đề nghị lên Thủ tướng. Thay vào đó, NHNN đề xuất Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương liên quan phối hợp chặt chẽ và tham gia hỗ trợ tích cực với ngành ngân hàng: Tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm huy động mọi nguồn lực đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng theo hợp đồng tín dụng đã ký; tập trung xử lý các vướng mắc liên quan đến thu phí và triển khai thu phí tự động không dừng để minh bạch hóa và kiểm soát nguồn thu. Đồng thời đảm bảo an ninh trật tự tại các trạm thu phí, phối hợp với Bộ GTVT quản lý thu phí và quy hoạch giao thông địa phương.

Báo cáo của Bộ GTVT cho biết, trước khi dịch Covid-19 diễn ra thì cơ quan này đã rà soát số liệu đến hết 2019 và ghi nhận 45/50 dự án doanh thu thực tế thấp hơn so với dự báo trong phương án tài chính của hợp đồng BOT. Trong số này có hai dự án tại Thái Nguyên-Bắc Cạn và Thái Bình doanh thu chỉ đạt 13-15%, 3 dự án tại Thanh Hóa, Thái Bình và trạm thu phí Cai Lậy (Tiền Giang) chưa được thu phí và tạm dừng việc thu phí.

“Các doanh nghiệp BOT gặp rất nhiều khó khăn khi phải bổ sung kinh phí để cân đối tài chính và trả nợ ngân hàng theo kế hoạch. Các ngân hàng đã có ý kiến về nguy cơ phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nhóm nợ đối với các khoản vay theo hình thức BOT này”, Bộ GTVT báo cáo đến Thủ tướng.

Dịch bệnh Covid-19 càng làm tăng thêm những khó khăn cho chủ đầu tư do việc đảm vảo doanh thu hợp đồng và doanh thu thực tế là hai khoảng cách ngày càng xa nhau. Bộ GTVT cho biết, dịch bệnh và các biện pháp về giãn cách xã hội làm lưu lượng các phương tiện giảm dẫn đến doanh thu giảm.

 

Tính đến trung tuần tháng 4, đã có 58/60 dự án doanh thu thực tế thấp hơn doanh thu dự báo. Trong số này có 17 dự án doanh thu thực tế dưới 50% so với dự báo. Điều này khiến cho các dự án BOT vốn đã “tan vỡ” phương án tài chính, nay còn “phá sản” nặng nề hơn. Các doanh nghiệp BOT phải dùng nguồn vốn khác bù vào dự án để thực hiện bảo trì và để tránh thành con nợ xấu của ngân hàng.

Theo thời báo kinh tế Sài Gòn

Chia sẻ

FacebookTwitterLinkedInGoogle +Email

Bài liên quan

Bất động sản bà Rịa- Vũng Tàu có gì mới?

Những lô đất nền có giá trên dưới 1 tỷ đồng vẫn là mối quan tâm của nhiều nhà đầu tư (NĐT) cá nhân khi tìm kiếm cơ hội [...]

So sánh sự khác biệt giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính

Do có sự khác nhau về đối tượng và mục đích sử dụng thông tin, nên giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính có những điểm khác biệt [...]

Đòn trừng phạt các công ty gian lận tài chính

Khi dịch Covid-19 diễn ra, khủng hoảng niềm tin vào sổ sách kế toán của các công ty niêm yết và năng lực kiểm toán được dự đoán sẽ [...]

Tồn kho bất động sản: 22.800 tỷ hay 202.000 tỷ?

Số liệu tồn kho năm 2018 do Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minhvà Bộ Xây dựng thống kê có sự chênh lệch khá lớn. Tuy nhiên, [...]

Những nội dung chính tại Nghị định của Chính phủ về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất

  Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính đã nghiên cứu, xây dựng Dự thảo Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất [...]

Lỏng lẻo quản lý đất công ở Đông Nam bộ – Bài 4: Hoàn thiện pháp luật để quản lý đất công

Từ các kết luận của Thanh tra Chính phủ, sau những vụ việc sai phạm trong quản lý đất công tại Đông Nam bộ, cho thấy đang có lỗ [...]

Kịch bản nào cho thị trường bất động sản sau khi thoát khỏi “bóng đen” Covid-19?

Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế Việt Nam, nhiều ngành nghề sụt giảm mạnh về doanh thu, lợi nhuận nhưng trong thách [...]

Kiểm toán viên độc lập đối với việc phát hiện gian lận và sai sót trong kiểm toán báo cáo tài chính

Việc ngăn ngừa và phát hiện gian lận, trước hết thuộc về trách nhiệm của Ban quản trị và Ban Giám đốc (BGĐ) đơn vị được kiểm toán. Điều quan [...]

Thời đẩy mạnh M&A?

(TBKTSG) – Trong thời kỳ rủi ro và khủng hoảng của nền kinh tế, nhiều công ty tìm cách thu hẹp hoạt động vì gặp không ít khó khăn [...]

Hỗ trợ DN chịu ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19: Bộ Tài chính trình Chính phủ nâng gói hỗ trợ từ 30 nghìn tỷ lên trên 80 nghìn tỷ

Ngày 26/3, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã ký Tờ trình Chính phủ số 47/TTr-BTC về Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê [...]

LIÊN HỆ

  •  388 Nguyễn Chí Thanh, P5, Q10, TPHCM
  • Điện thoại: 02862753541-42-43
  • Hoặc: 0901 866 909 (hotline)
  • Mail: support@viettinvaluation.com

 

DỊCH VỤ

  • Thẩm định giá BĐS
  • Thẩm định giá ĐS
  • Thẩm định giá GTDN
  • Thẩm định giá DAĐT
  • Định giá tự động
  • Kho dữ liệu Bất động sản
  • iLearning-Đào tạo định giá online
  • Dịch vụ tư vấn khác

HƯỚNG DẪN

  • Quy trình Thẩm định giá
  • Quy trình thanh toán
  • Quy trình khiếu nại
© Copyright viettinvaluation.com 2016. All Rights Reserved.
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Tiêu chí
    • Tầm nhìn
    • Sứ mệnh
    • Giá trị cốt lõi
    • Hồ sơ năng lực
      • Vietnamese
      • English
      • Korean
      • Chinese
    • Mạng lưới Chi nhánh/ Văn phòng đại diện
    • Đội ngũ nhân sự chủ chốt
  • Dịch vụ
    • Thẩm định giá BĐS
    • Thẩm định giá ĐS
    • Thẩm định giá GTDN
    • Thẩm định giá DAĐT
    • Định giá tự động
    • iLearning-Đào tạo định giá online
    • Kho dữ liệu Bất động sản
    • Dịch vụ tư vấn khác
  • Hướng dẫn
    • Quy trình Thẩm định giá
    • Quy trình thanh toán
    • Quy trình khiếu nại
  • Tin tức
    • Tin tức
    • Tuyển dụng
  • Liên hệ