02862753541-42-43 | support@viettinvaluation.com
Thẩm định giá Việt TínThẩm định giá Việt Tín
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Tiêu chí
    • Tầm nhìn
    • Sứ mệnh
    • Giá trị cốt lõi
    • Hồ sơ năng lực
      • Vietnamese
      • English
      • Korean
      • Chinese
    • Mạng lưới Chi nhánh/ Văn phòng đại diện
    • Đội ngũ nhân sự chủ chốt
  • Dịch vụ
    • Thẩm định giá BĐS
    • Thẩm định giá ĐS
    • Thẩm định giá GTDN
    • Thẩm định giá DAĐT
    • Định giá tự động
    • iLearning-Đào tạo định giá online
    • Kho dữ liệu Bất động sản
    • Dịch vụ tư vấn khác
  • Hướng dẫn
    • Quy trình Thẩm định giá
    • Quy trình thanh toán
    • Quy trình khiếu nại
  • Tin tức
    • Tin tức
    • Tuyển dụng
  • Liên hệ

Thời đẩy mạnh M&A?

Viettin2020-06-09T08:25:40+07:00

(TBKTSG) – Trong thời kỳ rủi ro và khủng hoảng của nền kinh tế, nhiều công ty tìm cách thu hẹp hoạt động vì gặp không ít khó khăn thì cũng có không ít doanh nghiệp mạnh tay chi tiền cho các kế hoạch thâu tóm và sáp nhập (M&A).

Nở rộ M&A

84% là mức tăng của giá cổ phiếu Công ty cổ phần tập đoàn Kido (KDC) chỉ riêng trong tháng 5 vừa qua, lên mức cao nhất kể từ tháng 8-2018 đến nay. Chất xúc tác đẩy giá cổ phiếu KDC tăng vọt sau gần hai năm ngủ yên là những thông tin sáp nhập liên tiếp liên quan đến tập đoàn này được hé lộ trong những ngày gần đây.

Theo tài liệu đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) được công bố ngày 25-5, Công ty cổ phần Thực phẩm Đông lạnh Kido (KDF) đã đưa ra phương án sáp nhập vào KDC với tỷ lệ hoán đổi 1 cổ phiếu KDF đổi lấy 1,3 cổ phiếu KDC. Hai ngày sau đó, đến lượt Công ty cổ phần Dầu thực vật Tường An (TAC) cũng đưa ra kế hoạch sáp nhập với KDC trong tài liệu họp ĐHĐCĐ. Giá cổ phiếu TAC cũng tăng vọt 42% chỉ trong nửa cuối tháng 5.

Phiên giao dịch cuối tháng 5 đã chứng kiến giá cổ phiếu Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HNG) tăng trần, dù vẫn đang trong diện bị kiểm soát. Thông tin nhóm cổ đông liên quan đến Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco) liên tiếp mua vào cổ phiếu HNG và tăng tỷ lệ sở hữu đã tác động tích cực lên tâm lý các nhà đầu tư.

Việc các doanh nghiệp mạnh tay M&A trong thời điểm khó khăn hiện nay có thể xem là một chiến lược mạo hiểm nhưng đầy
khôn khéo.

Cụ thể vào ngày 19-5, ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Thaco, đã mua vào 3,88 triệu cổ phiếu HNG, nâng sở hữu từ mức 4,23% lên 4,58%. Công ty mẹ của Thaco là Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Trân Oanh cũng do ông Trần Bá Dương làm Chủ tịch mua vào 630.000 cổ phiếu HNG, tăng sở hữu từ mức 4,9% lên 4,96% vốn. Đáng chú ý, Thaco mua 14,96 triệu cổ phần, tăng tỷ lệ nắm giữ tại HNG lên 27,63% vốn. Theo đó, nhóm cổ đông liên quan đến Thaco đã tăng tỷ lệ sở hữu lên 37,17% vốn tại HNG, tương ứng hơn 412 triệu cổ phần. Thaco gần đây cũng gây chú ý với thương vụ thâu tóm Công ty cổ phần Hùng Vương (HVG).

ĐHĐCĐ của Công ty cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn (SVC) trong sáng ngày 29-5 đã thu hút sự chú ý khi ông Nguyễn Hoàng Giang – nguyên Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán VNDirect đã được nhóm cổ đông sở hữu trên 36% cổ phần tại SVC giới thiệu và trúng cử vị trí thành viên HĐQT. Giá cổ phiếu SVC đã tăng 61% trong hai tháng qua, khi toàn bộ cổ đông lớn nước ngoài đã thoái vốn và được thay thế bởi nhóm nhà đầu tư trong nước. Theo quỹ PYN Elite Fund – một trong những cổ đông nước ngoài của SVC vào cuối tháng 3 thì “một cuộc chạy đua quyền sở hữu tại doanh nghiệp đã mở đường cho phi vụ thoái vốn này”.

M&A cũng là câu chuyện được nhắc đến nhiều trong kế hoạch kinh doanh năm nay của các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán. Trong tài liệu họp ĐHĐCĐ của Công ty cổ phần Vật tư Kỹ thuật nông nghiệp Cần Thơ (TSC) có tờ trình phương án cho Công ty cổ phần tập đoàn F.I.T được tăng sở hữu lên đến 80% số cổ phần biểu quyết tại TSC. Hay như câu chuyện Công ty Giao nhận và Vận chuyển Indo Trần (ITL) và Tổng công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam (GEX) chạy đua tăng tỷ lệ sở hữu để thâu tóm Công ty Kho vận Miền Nam (STG) cũng hấp dẫn không kém.

Đáng lưu ý là ngay cả những doanh nghiệp mới khởi nghiệp (startup) cũng hứng thú với các kế hoạch M&A trong giai đoạn hiện nay, mà thương vụ giữa Tiki và Sendo mới đây là minh chứng rõ nhất. Được biết thương vụ có thể hoàn tất ngay trong tháng 7 tới, giúp liên doanh này trở thành một đối thủ rất mạnh trên thị trường thương mại điện tử trong cuộc đua “đốt tiền” với Shopee và Lazada.

Chiến lược giữa thời khủng hoảng?

Theo giới phân tích, việc các doanh nghiệp mạnh tay M&A trong thời điểm khó khăn hiện nay có thể xem là một chiến lược mạo hiểm nhưng đầy khôn khéo. Đối với những công ty đã có sẵn mối liên kết, cơ cấu sở hữu có sự liên quan thì việc M&A tự nguyện nhằm để tiết giảm chi phí, yếu tố quan trọng sống còn trong thời buổi này.

Như tại trường hợp của Kido, việc M&A là để tập đoàn mẹ tập trung toàn lực hỗ trợ cũng như giúp các công ty liên kết tận dụng triệt để các lợi thế về tài chính, quản trị và chiến lược của tập đoàn mẹ. Ngoài ra, riêng thương vụ KDF còn nhằm thu hút nhà đầu tư quan tâm đến cổ phiếu khi mà KDF dù được đưa lên giao dịch tại Upcom từ năm 2017 nhưng chưa tạo được sự chú ý và giá cổ phiếu chưa phản ánh đúng vị thế doanh nghiệp.

Thứ hai là đối với những doanh nghiệp đang mở rộng đầu tư sang những lĩnh vực, ngành nghề mới, chiến lược thâu tóm luôn là lựa chọn đáng được cân nhắc để tiết giảm thời gian và chi phí khởi đầu, khi có thể nhanh chóng tận dụng sẵn nguồn cung, thị trường của doanh nghiệp bị thâu tóm. Trường hợp của Thaco với HNG hay HVG là ví dụ, khi Thaco đã thành lập Công ty cổ phần Sản xuất, Chế biến và Phân phối nông nghiệp THADI từ tháng 3-2019 và liên tiếp thực hiện việc thâu tóm các công ty trong lĩnh vực nông nghiệp đang gặp khó khăn kể từ đó đến nay.

Gần đây, Công ty cổ phần Vinhomes (VHM) – ông lớn kinh doanh bất động sản thuộc Vingroup, đã chia sẻ định hướng phát triển sang lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp, vốn được kỳ vọng sẽ hưởng lợi lớn trước xu hướng dòng vốn quốc tế dịch chuyển vào Việt Nam. Do đó, giới đầu tư dự đoán không loại trừ khả năng VHM sẽ đẩy mạnh chiến lược M&A với những công ty đang hoạt động trong lĩnh vực này, nhằm chiếm lĩnh quỹ đất khu công nghiệp nhanh nhất có thể.

Thứ ba, ngoài M&A các doanh nghiệp khác ngành nghề, thì việc hợp nhất những công ty trong cùng lĩnh vực nhằm gia tăng thị phần, như trường hợp của Tiki và Sendo, hai đối thủ lớn cùng hoạt động trong ngành thương mại điện tử. Với việc Tiki có thế mạnh ở các đô thị lớn như Hà Nội và TPHCM, trong khi Sendo phổ biến hơn ở khu vực ngoại ô và nông thôn, giới phân tích cho rằng nếu thương vụ này thành công sẽ giúp hai công ty nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường và mở rộng cơ sở khách hàng để tận dụng triệt để, nhằm phục vụ các mục tiêu phát triển mới.

Và cuối cùng, không thể không nhắc đến các thương vụ thâu tóm nhằm giành lấy những doanh nghiệp có tiềm năng hấp dẫn nhưng giá cổ phiếu chưa phản ánh đúng giá trị doanh nghiệp. Những tên tuổi lớn như SVC hay STG luôn có những lợi thế cạnh tranh nhất định, luôn là mục tiêu thu hút của những nhà đầu tư tổ chức lớn.

Đáng lưu ý là nếu M&A giữa những doanh nghiệp trong nước nhằm mở rộng quy mô, thị phần luôn được khuyến khích, thì các thương vụ thâu tóm thù địch có thể mang lại những hệ quả khó lường. Ngoài ra, các thương vụ M&A có dính tới yếu tố nước ngoài cũng bị chú ý gần đây, khi một số phân tích cho rằng việc thị trường chứng khoán lao dốc đã trở thành cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài săn tìm “mồi ngon”, thậm chí đã có một số đề xuất cần ngăn chặn các thương vụ thâu tóm nhạy cảm của khối ngoại.

Thống kê năm tháng đầu năm nay cho thấy trong tổng số 3.528 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn gần 3 tỉ đô la Mỹ, có đến 2.813 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 1,8 tỉ đô la, chiếm đến 80% tỷ trọng số lượt và 60% về giá trị. Những thương vụ góp vốn nhưng không làm tăng vốn điều lệ phần lớn là các thương vụ thâu tóm hay các doanh nghiệp nội địa buộc phải bán mình để thoát ra khỏi tình trạng khó khăn hiện nay.

Thụy Lê/ thời báo kinh tế Sài Gòn

Chia sẻ

FacebookTwitterLinkedInGoogle +Email

Bài liên quan

Bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán tại các đơn vị kế toán theo luật kế toán

ThS. Trần Thị Ngọc Thúy – Trường Đại học Kinh tế-Kỹ thuật Công nghiệp Bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán tại các đơn vị kế toán là một [...]

BỘ TÀI CHÍNH CHẤN CHỈNH CÁC DOANH NGHIỆP THẨM ĐỊNH GIÁ

(TBTCO) – Qua kiểm tra hồ sơ thẩm định giá tại doanh nghiệp mới đây cho thấy, vẫn còn có thiếu sót về mặt kỹ thuật trong quá trình [...]

6 xung lực mới của thị trường bất động sản

Năm 2021 sẽ có 6 xung lực mới cho thị trường bất động sản phát triển, tuy nhiên vẫn đối mặt với 4 rủi ro về pháp lý, dịch [...]

Khi hệ thống ngân hàng thừa tiền…

Thanh khoản hệ thống ngân hàng liên tục trong tình trạng dư thừa trong những tháng đầu năm khi các nhà băng gặp khó khăn trong hoạt động cho [...]

Một số điểm mới Nghị định 148/2020 về đất đai từ 08/02/2021

Sau đây là một số điểm mới tại Nghị định 148/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai có hiệu lực thi hành từ ngày 08/02/2021: 1. Bổ sung các [...]

Hợp tác và cạnh tranh giữa ADB và AIIB

Nguồn: Kearrin Sims, “Cooperation and contestation between the ADB and AIIB”, East Asia Forum, 24/10/2019. Biên dịch: Phan Nguyên Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) đã phát triển thành một [...]

Doanh nghiệp ‘tư duy để tồn tại’ qua mùa dịch Covid-19

Mức độ phản ứng nhanh của doanh nghiệp với khủng hoảng do Covid-19, từ đó cũng cho thấy điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cả cơ hội phía [...]

Nội dung cơ bản kiểm toán báo cáo tài chính theo luật định tại Việt Nam

Có nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính trong doanh nghiệp, tuy nhiên, có thể hiểu kiểm toán báo cáo tài chính [...]

Tháo gỡ vướng mắc về xử lý nợ xấu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Trong nhiều năm qua, hệ thống Ngân hàng đã đạt được những kết quả rất quan trọng về xử lý nợ xấu, khai thông hàng trăm ngàn tỷ đồng [...]

Nợ xấu khả năng sẽ tăng trong thời gian tới

Vụ Tín dụng các ngành kinh tế – Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, có hiện tượng doanh nghiệp hoạt động khó khăn 1-2 năm nay, đã nợ [...]

LIÊN HỆ

  •  388 Nguyễn Chí Thanh, P5, Q10, TPHCM
  • Điện thoại: 02862753541-42-43
  • Hoặc: 0901 866 909 (hotline)
  • Mail: support@viettinvaluation.com

 

DỊCH VỤ

  • Thẩm định giá BĐS
  • Thẩm định giá ĐS
  • Thẩm định giá GTDN
  • Thẩm định giá DAĐT
  • Định giá tự động
  • Kho dữ liệu Bất động sản
  • iLearning-Đào tạo định giá online
  • Dịch vụ tư vấn khác

HƯỚNG DẪN

  • Quy trình Thẩm định giá
  • Quy trình thanh toán
  • Quy trình khiếu nại
© Copyright viettinvaluation.com 2016. All Rights Reserved.
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Tiêu chí
    • Tầm nhìn
    • Sứ mệnh
    • Giá trị cốt lõi
    • Hồ sơ năng lực
      • Vietnamese
      • English
      • Korean
      • Chinese
    • Mạng lưới Chi nhánh/ Văn phòng đại diện
    • Đội ngũ nhân sự chủ chốt
  • Dịch vụ
    • Thẩm định giá BĐS
    • Thẩm định giá ĐS
    • Thẩm định giá GTDN
    • Thẩm định giá DAĐT
    • Định giá tự động
    • iLearning-Đào tạo định giá online
    • Kho dữ liệu Bất động sản
    • Dịch vụ tư vấn khác
  • Hướng dẫn
    • Quy trình Thẩm định giá
    • Quy trình thanh toán
    • Quy trình khiếu nại
  • Tin tức
    • Tin tức
    • Tuyển dụng
  • Liên hệ