02862753541-42-43 | support@viettinvaluation.com
Thẩm định giá Việt TínThẩm định giá Việt Tín
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Tiêu chí
    • Tầm nhìn
    • Sứ mệnh
    • Giá trị cốt lõi
    • Hồ sơ năng lực
      • Vietnamese
      • English
      • Korean
      • Chinese
    • Mạng lưới Chi nhánh/ Văn phòng đại diện
  • Dịch vụ
    • Thẩm định giá BĐS
    • Thẩm định giá ĐS
    • Thẩm định giá GTDN
    • Thẩm định giá DAĐT
    • Định giá tự động
    • iLearning-Đào tạo định giá online
    • Kho dữ liệu Bất động sản
    • Dịch vụ tư vấn khác
  • Hướng dẫn
    • Quy trình Thẩm định giá
    • Quy trình thanh toán
    • Quy trình khiếu nại
  • Tin tức
    • Tin tức
    • Tuyển dụng
  • Liên hệ

Tín hiệu từ động thái giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước

Viettin2020-10-05T13:15:08+07:00

Ngân hàng Nhà nước quyết định hạ lãi suất điều hành lần 3 trong năm 2020 để hỗ trợ nền kinh tế. Thường, động thái hạ lãi suất thể hiện quan điểm nới lỏng tiền tệ của nhà điều hành để kích thích tăng trưởng nền kinh tế. Tuy nhiên, ở đợt hạ lãi suất này vẫn còn những ý kiến trái chiều.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã lần thứ ba trong năm hạ lãi suất điều hành vào ngày 1/10 vừa qua để tạo thêm nguồn vốn giá rẻ cho các NHTM, tạo điều kiện hạ lãi suất cho vay trong nền kinh tế. Cùng với việc, đề xuất sửa đổi Thông tư 01 theo dướng kéo dài thời gian cơ cấu nợ, miến giảm lãi vay cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, cho thấy NHNN đang dùng nhiều biện pháp cùng lúc để đẩy hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ tăng trưởng toàn nền kinh tế.

Tuy nhiên, xung quanh động thái giảm lãi suất lần này của NHNN vẫn còn những ý kiến trái chiều từ phía các nhà phân tích, chuyên gia kinh tế.

Trước tiên, cần khẳng định hạ lãi suất là có lợi cho doanh nghiệp khi tiếp cận vốn, giảm chi phí kinh doanh. Dù vậy, trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, nhiều ý kiến cùng chung nhận định rằng, giảm lãi suất có thể không mang tới quá nhiều ý nghĩa.

Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nhận định tác động thực tế tới nền kinh tế của các lần cắt giảm lãi suất điều hành càng về sau càng hạn chế. Lý do là thanh khoản hệ thống ngân hàng từ tháng 5 đến nay luôn ở trạng thái tích cực, khiến lãi suất liên ngân hàng giảm sâu về mức thấp kỷ lục, các ngân hàng không có nhiều nhu cầu vay vốn qua kênh OMO hay tái chiết khẩu từ NHNN.

“Điều này đồng nghĩa, việc giảm lãi suất cho vay qua các kênh vay mượn trên sẽ không có quá nhiều tác dụng. Các lãi suất mới giữa NHNN và NHTM không có nhiều tác động”, BVSC cho biết.

Không chỉ cho rằng hiệu quả của đợt giảm lãi suất lần này với tăng trưởng không nhiều, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu lo ngại rằng, cắt giảm lãi suất tiềm ẩn rủi ro như khiến lạm phát tăng. Bên cạnh đó, lãi suất giảm xuống mức thấp có thể khiến hình thành một dòng tiền chảy khỏi ngân hàng, rót vào các lĩnh vực mang tính đầu cơ như vàng, chứng khoán, bất động sản… từ đó hình thành bong bóng tài sản.

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV đánh giá lãi suất tại Việt Nam cần phải giữ ở mức trung bình cao so với các nước trên thế giới với 4 nguyên nhân chính.

Thứ nhất, lạm phát của Việt Nam tương đối cao, khoảng 3,5 – 4%. Thứ hai là rủi ro nền kinh tế, doanh nghiệp của Việt Nam rất lớn. Xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam là BB, tương đương với mức đầu cơ, vì vậy lãi suất đi vay quốc tế bằng USD luôn từ 5%/năm đến 7%/năm. Nếu một tổ chức đầu tư vào Việt Nam bằng VND, họ yêu cầu lợi suất sinh lời khoảng 15%/năm.

Thứ ba là chi phí giao dịch của nền kinh tế của chúng ta rất lớn cả chính thức và không chính thức. Lý do cuối cùng là lãi suất đầu vào vẫn phải duy trì ở mức tương đối hấp dẫn để thu hút người dân gửi tiết kiệm.

“Lãi suất tại Việt Nam phải ở mức trung bình cao so với quốc tế và khu vực”, ông Lực nói.

Thực tế, ông Lực cho biết, hỗ trợ lãi suất năm 2009 đã không mang tới nhiều thành công như kỳ vọng. Việc cho vay đại trà đối với nền kinh tế, hệ thống ngân hàng vẫn phải xử lý những hệ lụy từ thời điểm đó. Lần này, giả sử có hỗ trợ thì cần có chọn lọc, không đại trà, và tối đa một năm, thông qua những định chế tài chính đặc biệt để tinh gon.

Theo thống kê của VEPR, ông Phạm Thế Anh nhận định, lãi suất ngắn hạn thời gian tới có thể giảm, do tâm lý chi tiêu của người dẫn đã thay đổi hướng tới tiết kiệm nhiều hơn. Tuy nhiên, chỉ là ở kỳ ngắn hạn, còn lãi suất kỳ trung, dài hạn vẫn chịu áp lực về cuối năm.

Theo Đình Vũ/nhadautu.vn

 

Chia sẻ

FacebookTwitterLinkedInGoogle +Email

Bài liên quan

Đất ở trung tâm TP.HCM bị thu hồi được bồi thường 730 triệu đồng/m2

Với hệ số điều chỉnh giá đất vừa được UBND TP.HCM ban hành, khi bị thu hồi, mỗi mét vuông đất ở tại khu vực trung tâm Thành phố [...]

Giảm thiểu tối đa việc điều chỉnh báo cáo tài chính sau kiểm toán

Điều chỉnh báo cáo tài chính sau kiểm toán cần thiết phải giảm thiểu nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn. Đó là quan điểm của ông Trần Anh [...]

Nhiều quy định mới về thẻ ngân hàng, vay mua nhà có hiệu lực từ tháng 1/2022

Từ tháng 1/2022, nhiều chính sách mới về phát hành thẻ ngân hàng, vay vốn ưu đãi xây nhà, mua nhà sẽ có hiệu lực. Mở thẻ ngân hàng bằng [...]

Kết quả đạt được trong công tác xử lý nợ xấu của ngành Ngân hàng và một số đề xuất trong giai đoạn 2021-2025

Với chủ trương tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, giúp xử lý nhanh và dứt điểm nợ xấu của các TCTD trong giai đoạn 2016 – 2020, trên cơ [...]

Định hướng cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2021-2030 (*)

Kết quả cải cách hệ thống thuế có tác động nhiều mặt đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, trong đó, cơ cấu [...]

Để có thị trường bất động sản minh bạch

Một dự án có pháp lý rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư. Và quan trọng hơn, tính pháp lý của bất [...]

Toàn bộ ngân hàng lên sàn – nhiệm vụ bất khả thi trong năm?

(TBKTSG Online) – Dù ít nhiều bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều ngân hàng thương mại vẫn đang có nền tảng tốt để đưa cổ phiếu lên giao [...]

Tài sản bảo đảm và rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

ThS. TRẦN CHÍ CHINH (Khoa Ngân hàng – Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh) 1. Đặt vấn đề Khi cho vay đối với doanh nghiệp, các NHTM đều [...]

Đối tượng nào phải quyết toán thuế TNCN năm 2019?

Tại Công văn số 6043/CT-TTHT ngày 18/2/2020 về quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) năm 2019 và cấp mã số thuế người phụ thuộc, Cục Thuế TP. [...]

Các ngân hàng sắp có tin vui!

(TBKTSG) Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới đây đã đưa ra dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN, theo đó [...]

LIÊN HỆ

  •  388 Nguyễn Chí Thanh, P5, Q10, TPHCM
  • Điện thoại: 02862753541-42-43
  • Hoặc: 0901 866 909 (hotline)
  • Mail: support@viettinvaluation.com

 

DỊCH VỤ

  • Thẩm định giá BĐS
  • Thẩm định giá ĐS
  • Thẩm định giá GTDN
  • Thẩm định giá DAĐT
  • Định giá tự động
  • Kho dữ liệu Bất động sản
  • iLearning-Đào tạo định giá online
  • Dịch vụ tư vấn khác

HƯỚNG DẪN

  • Quy trình Thẩm định giá
  • Quy trình thanh toán
  • Quy trình khiếu nại
© Copyright viettinvaluation.com 2016. All Rights Reserved.
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Tiêu chí
    • Tầm nhìn
    • Sứ mệnh
    • Giá trị cốt lõi
    • Hồ sơ năng lực
      • Vietnamese
      • English
      • Korean
      • Chinese
    • Mạng lưới Chi nhánh/ Văn phòng đại diện
  • Dịch vụ
    • Thẩm định giá BĐS
    • Thẩm định giá ĐS
    • Thẩm định giá GTDN
    • Thẩm định giá DAĐT
    • Định giá tự động
    • iLearning-Đào tạo định giá online
    • Kho dữ liệu Bất động sản
    • Dịch vụ tư vấn khác
  • Hướng dẫn
    • Quy trình Thẩm định giá
    • Quy trình thanh toán
    • Quy trình khiếu nại
  • Tin tức
    • Tin tức
    • Tuyển dụng
  • Liên hệ