02862753541-42-43 | support@viettinvaluation.com
Thẩm định giá Việt TínThẩm định giá Việt Tín
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Tiêu chí
    • Tầm nhìn
    • Sứ mệnh
    • Giá trị cốt lõi
    • Hồ sơ năng lực
      • Vietnamese
      • English
      • Korean
      • Chinese
    • Mạng lưới Chi nhánh/ Văn phòng đại diện
    • Đội ngũ nhân sự chủ chốt
  • Dịch vụ
    • Thẩm định giá BĐS
    • Thẩm định giá ĐS
    • Thẩm định giá GTDN
    • Thẩm định giá DAĐT
    • Định giá tự động
    • iLearning-Đào tạo định giá online
    • Kho dữ liệu Bất động sản
    • Dịch vụ tư vấn khác
  • Hướng dẫn
    • Quy trình Thẩm định giá
    • Quy trình thanh toán
    • Quy trình khiếu nại
  • Tin tức
    • Tin tức
    • Tuyển dụng
  • Liên hệ

Từ mâu thuẫn Coteccons và Kusto, nhìn lại quyền cổ đông khi có tranh chấp nội bộ

Viettin2020-06-15T08:54:53+07:00

(TBKTSG Online) – Câu chuyện gây nhiều tranh cãi của Coteccons và Kusto đang cho thấy, tranh chấp nội bộ giữa các cổ đông trong công ty cổ phần (CTCP) ngày càng phổ biến hơn. Điều này đặt ra vấn đề liên quan đến quyền cổ đông và việc thực thi quyền khi có tranh chấp, làm sao để giải quyết thỏa đáng, tránh sự gián đoạn, đình trệ hoạt động doanh nghiệp, đồng thời tránh bên hưởng lợi có thể lại thuộc về các đối thủ cạnh tranh.

Quyền cổ đông trong CTCP

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành (LDN 2014), cổ đông (người sở hữu dù chỉ một cổ phần của CTCP) có các quyền chung như tham dự, phát biểu và biểu quyết tại tất cả các cuộc họp và cuộc lấy ý kiến đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ), nhận cổ tức, chuyển nhượng cổ phần, xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp điều lệ công ty, biên bản họp và các nghị quyết của ĐHĐCĐ.

Tuy nhiên, nhằm đảm bảo cho hiệu quả quản trị doanh nghiệp cũng như sự công bằng và cân bằng lợi ích giữa các chủ sở hữu có đầu tư và đóng góp mức vốn khác nhau vào doanh nghiệp, pháp luật hiện hành có quy định những quyền lợi khác nhau liên quan đến tỷ lệ sở hữu của cổ đông trong công ty.

Tranh chấp nội bộ trong doanh nghiệp có thể dẫn tới sự gián đoạn, đình trệ hoạt động quản lý, điều hành doanh nghiệp, tình hình sản xuất kinh doanh, tác động tiêu cực đến tâm lý của nhân viên và đối tác kinh doanh.

Doanh nghiệp có tranh chấp nội bộ có thể phải đối mặt rủi ro bị suy giảm hình ảnh, thương hiệu và uy tín trên thị trường.

Cổ đông/nhóm cổ đông sở hữu từ 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 6 tháng có thêm quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên hội đồng quản trị (HĐQT), giám đốc/tổng giám đốc trong các trường hợp luật định (điều 161.1, LDN 2014).

Cổ đông/nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục 6 tháng (hoặc một tỷ lệ nhỏ hơn quy định tại điều lệ công ty) có thêm các quyền đề cử người vào HĐQT và ban kiểm soát (BKS), xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết HĐQT, báo cáo tài chính và các báo cáo của BKS, yêu cầu BKS kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết (điều 114.2, LDN 2014).

Đặc biệt, cổ đông/nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên có quyền triệu tập họp ĐHĐCĐ trong trường hợp HĐQT vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao hoặc trường hợp khác theo quy định của điều lệ công ty.

HĐQT có trách nhiệm phải triệu tập họp bất thường ĐHĐCĐ. Trường hợp HĐQT không triệu tập họp ĐHĐCĐ, BKS công ty có trách nhiệm thay thế HĐQT thực hiện việc triệu tập họp ĐHĐCĐ. Nếu BKS vẫn không tiến hành triệu tập thì cổ đông/nhóm cổ đông sẽ có quyền tự đứng ra đại diện công ty triệu tập họp ĐHĐCĐ (điều 136.6, LDN 2014).

Chủ tịch và thành viên HĐQT/hoặc BKS có thể phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại phát sinh cho công ty trong trường hợp không thực hiện đúng trách nhiệm triệu tập họp ĐHĐCĐ.

Biểu quyết thông qua nghị quyết ĐHĐCĐ

Khi xảy ra tranh chấp nội bộ, các cổ đông nhìn chung được khuyến khích giải quyết vấn đề theo quy trình nội bộ doanh nghiệp trước khi tìm kiếm một phán quyết của cơ quan tài phán, nhằm duy trì sự tồn tại, cấu trúc và ổn định hoạt động của doanh nghiệp.

Theo quy định, một nghị quyết ĐHĐCĐ có thể được thông qua khi được ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành đối với những vấn đề quan trọng (như các quyết nghị về loại cổ phần, tổng số cổ phần của từng loại, thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh, thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty, thực hiện dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, tổ chức lại, giải thể công ty, và các vấn đề khác do điều lệ công ty quy định) và được ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành về những vấn đề khác (điều 144, LDN 2014).

Ví dụ, nghị quyết ĐHĐCĐ liên quan đến bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, BKS hay xem xét và xử lý các vi phạm của HĐQT, BKS gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty có thể được thông qua nếu được ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả các cổ đông dự họp tán thành.

Tranh chấp nội bộ phát sinh khi nào?

Tranh chấp nội bộ thường phát sinh do các xung đột lợi ích, quan điểm của các cổ đông/nhóm cổ đông liên quan đến việc kinh doanh, quản lý và điều hành doanh nghiệp, hay việc ban hành và thực hiện các nghị quyết của ĐHĐCĐ.

Tranh chấp về quyền quản lý và điều hành doanh nghiệp thường phổ biến hơn cả. Tranh chấp này liên quan tới các bộ phận, cơ quan quản lý và điều hành doanh nghiệp, như việc chi phối, cử đại diện vào HĐQT, BKS hay việc nắm giữ các vị trí điều hành chủ chốt của doanh nghiệp.

Trong khi đó, tranh chấp phát sinh từ các nghị quyết của ĐHĐCĐ thường xảy ra khi có cổ đông không đồng tình với việc ban hành hay thực hiện nghị quyết của ĐHĐCĐ, có thể do việc ban hành và thực hiện nghị quyết không công bằng, trái quy định pháp luật hay điều lệ của công ty.

Thực thi quyền cổ đông để giải quyết tranh chấp nội bộ

Pháp luật yêu cầu điều lệ công ty phải quy định các nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ như là một trong những nội dung bắt buộc (điều 25.1(h), LDN 2014). Mặc dù vậy, không phải doanh nghiệp nào cũng lưu tâm và quy định chi tiết, rõ ràng về cách thức giải quyết tranh chấp trong điều lệ khi thành lập công ty hay trong các quy chế nội bộ của mình. Chính vì vậy, cổ đông thường bị động và gặp không ít khó khăn trong việc xử lý và giải quyết khi có tranh chấp nội bộ phát sinh nếu điều lệ công ty không có quy định chi tiết.

Bên hưởng lợi từ các tranh chấp nội bộ doanh nghiệp có thể lại là các đối thủ cạnh tranh của chính doanh nghiệp đó, do các đối thủ cạnh tranh có cơ hội được gia tăng thị phần trong trường hợp doanh nghiệp có tranh chấp nội bộ bị gián đoạn hoạt động và suy giảm khả năng kinh doanh, uy tín, thương hiệu doanh nghiệp.

Dưới góc độ pháp lý, việc triệu tập họp ĐHĐCĐ bởi cổ đông/nhóm cổ đông lớn sở hữu trên 10% tổng số cổ phần doanh nghiệp để ban hành các quyết nghị liên quan đến nội dung xung đột cũng là một trong những phương án giải quyết được pháp luật quy định, có thể coi là một cơ hội để các cổ đông/nhóm cổ đông có thêm thời gian thương lượng, dàn xếp giải quyết theo phương thức nội bộ của doanh nghiệp.

Khi xảy ra tranh chấp nội bộ, các cổ đông nhìn chung được khuyến khích giải quyết vấn đề theo quy trình nội bộ doanh nghiệp trước khi tìm kiếm một phán quyết của cơ quan tài phán, nhằm duy trì sự tồn tại, cấu trúc và ổn định hoạt động của doanh nghiệp.

Trong trường hợp không thể giải quyết theo cách thức nội bộ, cổ đông/nhóm cổ đông, tùy thuộc vào số lượng cổ phần đang sở hữu và tùy vào loại tranh chấp, có thể tiến hành các biện pháp khác như khởi kiện và yêu cầu cơ quan tài phán (tòa án hoặc trọng tài) giải quyết theo thẩm quyền, và phương thức này thường chỉ được xem là giải pháp cuối cùng.

Rủi ro và tổn thất

Tranh chấp nội bộ trong doanh nghiệp có thể dẫn tới sự gián đoạn, đình trệ hoạt động quản lý, điều hành doanh nghiệp, tình hình sản xuất kinh doanh, tác động tiêu cực đến tâm lý của nhân viên và đối tác kinh doanh. Doanh nghiệp có tranh chấp nội bộ có thể phải đối mặt rủi ro bị suy giảm hình ảnh, thương hiệu và uy tín trên thị trường.

Đặc biệt, tranh chấp dẫn đến sự biến động nhân sự ở cấp lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp có thể làm thất bại chủ trương, chiến lược và định hướng kinh doanh, phát triển doanh nghiệp trong một chu kỳ, cho dù các thay đổi đó có thể mang lại sự kỳ vọng tốt hơn trong tương lai, tùy từng thay đổi và thời gian thực hiện.

Khi có tranh chấp nội bộ xảy ra, cho dù chưa xác định được bên nào sẽ chiếm phần thắng, nhưng chính các cổ đông và doanh nghiệp có thể cùng là bên thua thiệt. Tranh chấp càng kéo dài thì chính doanh nghiệp và cổ đông càng có nguy cơ bị thiệt hại cao hơn.

Bên hưởng lợi từ các tranh chấp nội bộ doanh nghiệp có thể lại là các đối thủ cạnh tranh của chính doanh nghiệp đó, do các đối thủ cạnh tranh có cơ hội được gia tăng thị phần trong trường hợp doanh nghiệp có tranh chấp nội bộ bị gián đoạn hoạt động và suy giảm khả năng kinh doanh, uy tín, thương hiệu doanh nghiệp.

LS. Cao Đăng Duy-Cố vấn cấp cao của Công ty luật Rajah & Tann LCT

Theo thời báo kinh tế Sài Gòn

Chia sẻ

FacebookTwitterLinkedInGoogle +Email

Bài liên quan

Thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng – Ngân hàng không thể “đơn thương độc mã”

Tiết kiệm được thời gian, chi phí xã hội, giảm tình trạng quá tải tại bệnh viện là những cái lợi trước tiên nếu thanh toán viện phí qua [...]

Những cái “BẪY” câu chữ trong hợp đồng mua bán nhà đất

Hàng chục trang giấy, hàng trăm điều khoản của hợp đồng mua bán, nếu không để ý kỹ, người mua nhà đất thường rơi vào “cái bẫy” câu chữ, [...]

Sở Y tế TP.HCM: Nghiêm cấm chia dự án, dự toán thành 3 gói thầu mua sắm thiết bị y tế

Đấu thầu mua sắm trang thiết bị y tế hiện nay nhận được nhiều sự quan tâm do mỗi nơi mua một giá dù thiết thị cùng chủng loại. Ngày [...]

Xây dựng và triển khai hệ thống đánh giá tính tổn thương và rủi ro khủng hoảng tài chính tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thế giới đã chứng kiến nhiều bất ổn về kinh tế, tài chính từ thập niên 70 của thế kỷ 20 đến nay. Quy mô và mức độ tác [...]

Nóng trong tuần: Tranh chấp chung cư bùng phát trở lại

Chủ đầu tư “giam” sổ hồng 5 năm, chung cư Sài Gòn nhuộm đỏ băng rôn; Đất sốt xình xịch sao nhà bạc tỉ vẫn bỏ hoang; Lần đầu [...]

Tiếp cận toàn Chính phủ trong hoạt động kiểm toán: Phương pháp mới, hiệu quả cao

Trên thế giới, phương pháp tiếp cận toàn Chính phủ được nhiều tổ chức và cá nhân nghiên cứu, đánh giá và triển khai áp dụng trong hoạt động [...]

Ngân hàng Nhà nước khoe việc kiểm soát lạm phát và lượng tiền đưa ra nền kinh tế

(TBKTSG Online) – “Mặc dù dự trữ ngoại hối tăng lên mức kỷ lục nhưng mức tăng của tổng phương tiện thanh toán (M2) và lạm phát được kiểm [...]

Giải pháp cho chính sách nhân sự thời dịch bệnh

(TBKTSG) – Dịch Covid-19 hiện đang làm cho nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nặng nề, hầu hết chính phủ các nước đều phải công bố các gói [...]

TP.HCM CẦN THẬN TRỌNG KHI ĐẤU GIÁ ĐẤT HAI BÊN ĐƯỜNG LÀM DỰ ÁN

“Việc đền bù giải tỏa và năng lực đàm phán với người dân của TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung có nhiều bất cập. Chính quyền thành [...]

5 bước thẩm định khi mua căn hộ có giá kỷ lục

TP HCM-Khi xuất hiện chung cư lập mặt bằng giá kỷ lục, khách hàng nên kiểm tra giá thành, thương hiệu, độ nóng khu vực… để xác định giá [...]

LIÊN HỆ

  •  388 Nguyễn Chí Thanh, P5, Q10, TPHCM
  • Điện thoại: 02862753541-42-43
  • Hoặc: 0901 866 909 (hotline)
  • Mail: support@viettinvaluation.com

 

DỊCH VỤ

  • Thẩm định giá BĐS
  • Thẩm định giá ĐS
  • Thẩm định giá GTDN
  • Thẩm định giá DAĐT
  • Định giá tự động
  • Kho dữ liệu Bất động sản
  • iLearning-Đào tạo định giá online
  • Dịch vụ tư vấn khác

HƯỚNG DẪN

  • Quy trình Thẩm định giá
  • Quy trình thanh toán
  • Quy trình khiếu nại
© Copyright viettinvaluation.com 2016. All Rights Reserved.
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Tiêu chí
    • Tầm nhìn
    • Sứ mệnh
    • Giá trị cốt lõi
    • Hồ sơ năng lực
      • Vietnamese
      • English
      • Korean
      • Chinese
    • Mạng lưới Chi nhánh/ Văn phòng đại diện
    • Đội ngũ nhân sự chủ chốt
  • Dịch vụ
    • Thẩm định giá BĐS
    • Thẩm định giá ĐS
    • Thẩm định giá GTDN
    • Thẩm định giá DAĐT
    • Định giá tự động
    • iLearning-Đào tạo định giá online
    • Kho dữ liệu Bất động sản
    • Dịch vụ tư vấn khác
  • Hướng dẫn
    • Quy trình Thẩm định giá
    • Quy trình thanh toán
    • Quy trình khiếu nại
  • Tin tức
    • Tin tức
    • Tuyển dụng
  • Liên hệ